GMP là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá và đo lường chất lượng của nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng. Vậy tiêu chuẩn GMP là gì?
Tiêu chuẩn GMP – Thước đo chất lượng của nhà máy sản xuất TPCN
GMP (Good Manufacturing Practices) là những hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, được áp dụng cho các cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng, dược phẩm nhằm giúp kiểm soát hiệu quả các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ thiết kế, xây dựng nhà xưởng, sử dụng máy móc, thiết bị chế biến, điều kiện phục vụ, các khâu chuẩn bị đến quá trình sản xuất, đóng gói, bảo quản và những con người tham gia vào điều khiển quá trình tạo ra sản phẩm.
Tiêu chuẩn GMP là một hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất được đặt ra nhằm kiểm soát hiệu quả các yếu tố tác động đến chất lượng của sản phẩm.
Ngày nay, tiêu chuẩn GMP trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng. Bởi nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và giúp kiểm soát một cách hiệu quả chất lượng sản phẩm đầu ra.
Làm sao để Nhà máy đạt chuẩn GMP?
Để nhà máy sản xuất TPCN đạt chuẩn GMP cần đáp ứng được 5 yêu cầu quan trọng bao gồm:
- Nhà máy sản xuất và các phương tiện phục vụ sản xuất được thiết kế, xây dựng và lắp đặt phù hợp với trình tự của dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm chức năng. Trong nhà máy cần phân tách biệt lập các khu vực an toàn như: Khu vực tập kết nguyên liệu, khu vực chế biến, khu vực bao gói, khu vực bảo quản. Đây là điều kiện quan trọng giúp đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo giữa các nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, giữa thực phẩm với các loại bao bì, hóa chất tẩy rửa, hóa chất sử dụng cho máy móc hoặc các loại phế liệu.
- Kiểm soát tốt vệ sinh nhà xưởng: Tiêu chuẩn này đòi hỏi nhà máy, cùng các thiết bị, máy móc, dụng cụ, các phương tiện khác dùng trong sản xuất phải luôn đạt được yêu cầu vệ sinh ở mức chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, các phương tiện vệ sinh khác, hệ thống cấp – thoát nước, các bề mặt được tiếp xúc với sản phẩm, chất thải, các phụ phẩm dùng trong sản xuất, dụng cụ sử dụng để chứa đựng, các đồ dùng cá nhân cũng cần được kiểm soát về vấn đề vệ sinh, đạt tiêu chuẩn và hoạt động tốt.
- Kiểm soát quá trình chế biến, sản xuất TPCN: Nhà máy sản xuất phải có những biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng toàn diện từ nguyên liệu, quá trình sản xuất, theo dõi, giám sát các hoạt động sản xuất, vệ sinh, phòng ngừa lây nhiễm bẩn vào sản phẩm, có tiêu chuẩn thử nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh, hóa học, tạp chất để xác định nguy cơ lây nhiễm.
- Yêu cầu về sức khỏe của người lao động: Nhà máy sản xuất TPCN phải định kỳ khám sức khỏe cho người lao động, nhằm phát hiện kịp thời, điều trị và cách ly nhanh chóng những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm. Những người lao động tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn về vệ sinh.
- Kiểm soát quá trình bảo quản, phân phối, vận chuyển thành phẩm: Đảm bảo cho thành phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn với các yếu tố lý, hóa, vi sinh… không gây biến chất hoặc phân hủy sản phẩm.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharvina tự hào thuộc TOP 100 Nhà máy sản xuất TPCN đạt chuẩn GMP đầu tiên tại Việt Nam.
Với sự đầu tư nghiêm túc, bài bản và kiểm soát khắt khe trong tất cả các khâu sản xuất, Pharvina tự tin luôn mang đến những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, vì sứ mệnh mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho cộng đồng.